Tầng lớp Chuyên môn Đảng_Dân_chủ_(Hoa_Kỳ)

Từ năm 2000, thành phần có nghề nghiệp chuyên môn, là những người đã tốt nghiệp đại học đang làm những công việc liên quan đến lĩnh vực tri thức, với một đa số vừa đủ, ủng hộ Đảng Dân chủ. Từ năm 1988 đến 2000, tầng lớp này hậu thuẫn cho Đảng Dân chủ với tỷ lệ cách biệt là 12%. Từng là hậu cứ vững chắc cho Đảng Cộng hòa, nay thành phần có nghề nghiệp chuyên môn phân rẽ ra để ủng hộ cả hai đảng, thuận lợi hơn cho Đảng Dân chủ. Sự hậu thuẫn ngày càng gia tăng dành cho các ứng viên Dân chủ có thể do ảnh hưởng ngày càng lớn của các giá trị xã hội theo khuynh hướng cấp tiến trong tầng lớp chuyên môn.[29]

Thành phần có nghề nghiệp chuyên môn, là những người đã tốt nghiệp đại học, chuyên tạo ra các ý tưởng và các loại hình dịch vụ, từng là những đảng viên Cộng hòa kiên định có mặt trong mọi nghề nghiệp... ngày này phần lớn làm việc trong bộ máy hành chính và các tập đoàn kinh tế hơn là làm chủ doanh nghiệp. Họ chịu ảnh hưởng sâu đậm từ các phong trào bảo vệ môi trường, dân quyền, và nữ quyền – bắt đầu bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Trong bốn kỳ bầu cử từ năm 1998 đến 2000, tỷ lệ ủng hộ Đảng Dân chủ trong giới này trung bình là 52% so với 40% (cho Đảng Cộng hòa) -
John B. Judis và Ruy Teixeira, The American Prospect, 19 tháng 6 năm 2007

Một cuộc khảo sát cho thấy "sinh viên y khoa Mỹ có quan điểm chính trị cấp tiến hơn nhiều so với giới trẻ Mỹ. Các thầy thuốc tương lai này tỏ ra dễ dàng chấp nhận các thông điệp cấp tiến hơn. Khuynh hướng chính trị của họ có thể có ảnh hưởng sâu sắc trên thái độ của họ đối với hệ thống y tế."[30] Cũng có những kết quả tương tự đối với các giáo sư đại học và các kinh tế gia, là những người mạnh mẽ ủng hộ chủ nghĩa tự do và Đảng Dân chủ hơn những nhóm nghề nghiệp khác.[28]

Kinh tế gia

Các nhà kinh tế học Mỹ là những người mạnh mẽ ủng hộ Đảng Dân chủ, quan điểm của họ thường phù hợp với các thông điệp đến từ diễn đàn Đảng Dân chủ. Một đa số lớn, 63%, tự nhận mình là có lập trường cấp tiến, chỉ chưa đến 20% nhận mình là bảo thủ hoặc tự do.[31] Theo một cuộc khảo sát năm 2004, trong số 1 000 kinh tế gia người Mỹ, tỷ lệ đăng ký cho Đảng Dân chủ và Cộng hòa là 2,5 – 1. Phần lớn các nhà kinh tế học ủng hộ "các quy định về an toàn, kiểm soát súng, tái phân phối tài nguyên, trường công lập, và luật chống kỳ thị," và chống "các biện pháp kiểm soát người nhập cư nghiêm nhặt hơn, các doanh nghiệp có chủ sở hữu là nhà nước, và thuế quan."[32] Những cuộc khảo sát khác chỉ ra rằng trong thành phần có nghề nghiệp chuyên môn, con số đảng viên Dân chủ vượt quá đảng viên Cộng hòa với tỷ lệ 2,8 – 1. Một nghiên cứu của Tạp chí Southern Economic cho thấy "71% kinh tế gia Mỹ tin rằng việc phân phối lợi tức tại Hoa Kỳ cần phải công bằng hơn, và 81% cảm thấy cần phải xem việc tái phân phối lợi tức là một chức năng hợp pháp của chính quyền.""[33]

Giới Trí thức

Giới khoa bảng, trí thức, và các thành phần học thức chiếm tỷ lệ quan trọng trong số các cử tri bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Đặc biệt là giới khoa bảng bị thu hút mạnh bởi các quan điểm cấp tiến. Một cuộc khảo sát năm 2005 cho thấy gần 72% thành phần giảng dạy đại học tự nhận mình là cấp tiến, chỉ có 15% nhận mình là bảo thủ. Các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn có khuynh hướng tự do nhất, trong khi ngành kinh doanh là bảo thủ nhất. Các giáo sư nam giới và những trí thức làm việc tại các học viện danh tiếng là những người có khuynh hướng tự do nhất.[28] Một cuộc khảo sát khác của UCLA tiến hành năm 2001-2002 cho thấy có 47,6% giáo sư nhận mình là tự do, 34,4% ôn hòa, và 18% bảo thủ.[34] Tỷ lệ các giáo sư nhận mình có khynh hướng tự do là từ 49% trong chuyên ngành kinh doanh đến hơn 80% ngành khoa học chính trịnhân văn.[28] Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học xã hội như Brett O’Bannon thuộc Đại học DePawn, quan điểm tự do của các giáo sư xem ra chẳng có mấy ảnh hưởng, nếu không nói là không có, trên lập trường chính trị của các sinh viên.[35][36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đảng_Dân_chủ_(Hoa_Kỳ) http://economics.about.com/od/monetaryandfiscalpol... http://www.boston.com/news/globe/ideas/articles/20... http://www.britannica.com/eb/article-9029899/Democ... http://blog.cleveland.com/openers/2007/12/dems_in_... http://www.cnn.com/2008/POLITICS/06/03/election.de... http://www.cnn.com/ELECTION/2000/results/index.epo... http://www.cnn.com/ELECTION/2004/pages/results/sta... http://www.cnn.com/ELECTION/2006/pages/results/sta... http://www.collegedems.com/ http://www.demconvention.com/